Chế độ ăn Ketogenic là gì?

Chế độ ăn Keto là gì?

Chế độ ăn Keto được biết đến là một chế độ ăn kiêng low-carb, mục đích để cơ thể tạo ra năng lượng từ xeton sản xuất trong gan.

Chế độ ăn này có khả năng giảm đáng kể lượng carbohydrate hấp thụ vào cơ thể và thay thế nó bằng chất béo. Sự giảm lượng carbs này đưa cơ thể bạn vào trạng thái chuyển hóa gọi là Ketosis.

Lúc này, cơ thể của bạn sẽ đốt cháy chất béo rất hiệu quả và tạo ra năng lượng. Nó cũng biến chất béo thành xeton trong gan, mục đích cung cấp năng lượng cho não.

Chế độ ăn Keto có thể làm giảm lượng đường trong máu và insulin. Điều này, cùng với lượng xeton tăng lên, sẽ có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

 Chế độ ăn Ketogenic là chế độ ăn đa dạng về hình thức

  • Chế độ ăn Keto tiêu chuẩn (Standard ketogenic diet – SKD): Đây là chế độ ăn kiêng có hàm lượng carb rất thấp, vừa phải protein và giàu chất béo. Chế độ này thường chứa 75% chất béo, 20% protein và chỉ 5% carbs.
  • Chế độ ăn Keto định kỳ (Cyclical ketogenic diet – CKD): Chế độ ăn này liên quan đến thời gian nạp định kỳ một lượng carb cao vào cơ thể, chẳng hạn như 5 ngày ăn ketogenic, thì tiếp theo sẽ là 2 ngày ăn carb cao.
  • Chế độ ăn Keto mục tiêu (Targeted ketogenic diet – TKD): Chế độ ăn này cho phép bạn ăn thêm carbs nếu có duy trì việc tập luyện.
  • Chế độ ăn Keto nhiều protein (High-protein ketogenic diet): Chế độ ăn này tương tự như chế độ ăn Keto tiêu chuẩn, chỉ khác là lượng protein cao hơn. Tỷ lệ thay đổi thành 60% chất béo, 35% protein, và 5% carb.

 Lợi ích của chế độ ăn Ketogenic

Chế độ ăn Keto có thể giúp bạn giảm cân nhiều hơn chế độ ăn ít chất béo. Chế độ này cũng giúp bạn kiểm soát cơn đói tốt hơn. Lý do là bởi lượng ketone tăng, lượng đường trong máu thấp hơn và độ nhạy với insulin được cải thiện cũng đóng vai trò quan trọng.

Chế độ ăn Keto cũng có thể làm tăng sự nhạy cảm với insulin và làm tiêu hao bớt chất béo, mang đến những lợi ích sức khỏe đáng kể cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc tiền tiểu đường.

  • Bệnh tim: Chế độ ăn Keto có thể cải thiện các yếu tố gây nguy hại đến sức khỏe như mỡ tích tụ trên cơ thể, mức cholesterol HDL (mức đạm béo), huyết áp và lượng đường trong máu.
  • Ung thư: Chế độ ăn kiêng này hiện đang được sử dụng để điều trị một số loại ung thư và tăng trưởng khối u chậm.
  • Bệnh Alzheimer: Chế độ ăn Keto có thể làm giảm các triệu chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer.
  • Bệnh động kinh: Nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn Keto có thể đem đến những cải thiện lớn trong chứng co giật ở trẻ em bị động kinh.
  • Bệnh Parkinson: Một nghiên cứu cho thấy chế độ ăn kiêng Keto giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh Parkinson.
  • Hội chứng buồng trứng đa nang: Chế độ ăn Keto có thể giúp giảm mức insulin, đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện hội chứng buồng trứng đa nang.
  • Tổn thương não: Một nghiên cứu trên động vật phát hiện ra rằng chế độ ăn kiêng Keto có thể làm giảm chấn động và hỗ trợ hồi phục sau chấn thương não.
  • Mụn trứng cá: Giảm lượng insulin và ăn ít đường hoặc thực phẩm chế biến có khả năng giúp cải thiện mụn trứng cá.

Hy vọng rằng với bài viết về chế độ ăn Keto này, bạn đọc sẽ có những kiến thức cần thiết để lựa chọn theo đuổi chế độ ăn này một cách tốt nhất nhé.

Bài viết liên quan