Keto mang lại rất nhiều lợi ích nhưng không phải ai cũng phù hợp với nó

Keto (hay Ketogenic) là tên một chế độ ăn kiêng, trong đó tiêu thụ một lượng rất nhỏ carbohydrate (carb), một lượng lớn chất béo và protein. Mục đích của Keto là đưa người ăn kiêng vào một chế độ gọi là Ketosis, trong đó cơ thể họ đốt cháy chất béo ở các mô mỡ thừa để làm năng lượng thay vì sử dụng glucose.

Trong vài năm gần đây, chế độ ăn này đã làm mưa làm gió khắp thế giới và đã được áp dụng bởi rất nhiều người nổi tiếng, từ các siêu sao Hollywood cho đến những doanh nhân ở Thung lũng Silicon bởi những ưu điểm vượt trội như giảm sự thèm ăn, giảm cân, mỡ bụng, cải thiện hoạt động não bộ và một số lại bệnh. Tuy nhiên, Keto cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ mà không phải ai cũng phù hợp để thực hiện chế độ ăn này.

Những ai không nên ăn Keto?

  • Những người đã phẫu thuật giảm béo, hoặc cắt giảm mỡ bụng không nên thực hiện chế độ ăn Ketogenic. Nguyên nhân là vì, đây là một chế độ ăn rất giàu chất béo và điều này có thể gây hại cho họ.

  • Các nghiên cứu đã chỉ ra mối liên quan giữa chế độ ăn Ketogenic và sỏi thận. Sự thay đổi cân bằng của muối và chất lỏng trong chế độ ăn Ketogenic được cho là không tốt cho những người mắc bệnh thận.

  • Trẻ em cũng không nên thực hiện chế độ ăn Ketogenic, vì nhu cầu protein theo độ tuổi của trẻ là khác nhau. Một số nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa chế độ ăn Ketogenic và sự phát triển yếu của xương, sỏi thận và viêm tụy cấp ở trẻ em thực hiện chế độ ăn Ketogenic.

  • Phụ nữ đang mang thai, hoặc cho con bú không nên thực hiện chế độ ăn Ketogenic. Một nghiên cứu năm 2013 cho thấy rằng, chế độ ăn kiêng trong thời kỳ mang thai có thể làm thay đổi sự phát triển của phôi thai. Những thay đổi này có thể gây rối loạn chức năng cơ thể và thay đổi hành vi ở trẻ nhỏ sau này.

  • Những người bị suy tụy cũng không nên thử chế độ ăn Ketogenic. Hàm lượng chất béo cao của chế độ ăn kiêng này sẽ khó được tiêu hóa hơn ở những người có vấn đề về tụy.

  • Những người bị rối loạn chuyển hóa hiếm gặp ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất béo như bệnh Gaucher (rối loạn glucosylcerebrosid) và bệnh Tay-Sachs cũng không nên thử chế độ ăn Ketogenic.

Với các vận động viên hoặc những người muốn tăng cơ nếu ăn Keto cần tuân theo một chế độ Keto có định hướng (TKD) – đã được thiết kế riêng biệt theo chỉ định của huấn luyện viên và chuyên gia dinh dưỡng để hạn chế đến mức thấp nhất các triệu chứng không mong muốn như mệt mỏi, mất sức, hạ đường huyết, ngất xỉu,…

Bài viết liên quan